Có những hiểm họa mà ngay cả khi chúng ta đã phòng tránh nhưng vẫn có thể xảy ra. Đó là những nguy cơ không thể định trước.
Rằng chúng ta đã tính toán kĩ càng về biện pháp phòng ngừa những nguy hại rủi ro xảy đến nhưng trong thực tế, không phải lúc nào mọi thứ cũng an toàn một cách tuyệt đối. Và vì vậy, chúng ta càng lúc càng phải lưu ý đặc biệt hơn nữa đến các vấn đề về PCCC ưu tiên hơn cả là công tác PHÒNG.
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Thực hiện tốt công tác PCCC, đảm bảo an toàn là việc phải làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các địa phương, các đô thị lớn, khu đông dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển kinh tế – xã hội thì nguy cơ cháy, nổ là rất lớn, cháy dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân.
Công tác PCCC luôn luôn được chú trọng, quan tâm và tổ chức triển khai thực hiện như: Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức PCCC, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, hội thao nghiệp vụ PCCC…Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, vị trí tầm quan trọng công tác PCCC. Nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn và chấp hành nghiêm chỉnh Luật PCCC là việc phải làm thường xuyên, liên tục đến toàn thể mọi người. công tác tuyền truyền giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức PCCC là hoạt động thiết thực, quan trọng nhất. Giúp cho mọi người nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác PCCC, thấy rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật PCCC.
Dưới đây là các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn đối với nhà ở:
Để đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất và đảm bảo các biện pháp an toàn.
2. Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng, dầu, chất lỏng… dễ cháy để trong nhà ở, phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.
3. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, khắc phục các hư hỏng có nguy cơ dẫn đến chạm chập, cháy nổ. Các dây dẫn có vỏ cách điện bị lão hóa, rạn nứt phải được thay thế, các mối nối trên dây dẫn phải đấu nối đúng kỹ thuật. không để hàng hoá dễ cháy gần bóng đèn sợi đốt, bảng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon.
4. Khi sử dụng bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
5. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
6. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có các biện pháp an toàn, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas, khi đun phải có người trông coi.
7. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
8. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa thoát nạn theo quy định, chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
9. Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn lắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn khi cần thiết.
10. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng để vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy CO2, MFZ…Và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng các dụng cụ chữa cháy được trang bị.
11. Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới đội dân phòng, chính quyền, công an nơi gần nhất và gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 đến tham gia chữa cháy.
12. Mọi người trong gia đình cần trao đổi các biện pháp PCCC nêu trên.
(còn tiếp phần II)…
NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CHÚNG TÔI
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI AAA VIỆT NAM
Hà Nội: Số 4 ngõ 34 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội
TP.HCM: Số 36, đường 2, KĐT Him Lam, P.Tân Hưng, Q 7, HCM
Website: daquang3a.vn- Email: info.daquang3a@gmail.com - Hotline: 0903 282 188